Khuôn mặt của người đàn ông này là minh chứng rõ nét về sự tàn phá khủng khiếp của ánh nắng mặt trời.
Khuôn mặt của người đàn ông này là minh chứng rõ nét về sự tàn phá khủng khiếp của ánh nắng mặt trời.
Hàng tỉ người trên thế giới đều biết về tác hại của ánh nắng với làn da, là nguyên nhân gây cháy da, bỏng da, sạm, nám nhưng ít ai biết, ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da.
Tuy nhiên ngay cả khi nhiều người biết thông tin này cũng vẫn chủ quan, không có các biện pháp che chắn vì nghĩ rằng "một chút nắng không chết ai".
Song hãy nhìn khuôn mặt của ông William McElligot, 66 tuổi, người Mỹ – một tài xế xe tải lái duy nhất 1 cung đường cố định để giao sữa trong suốt 28 năm. Thời điểm ông đi và về hàng ngày đúng lúc ánh nắng rọi qua cửa kính từ bên trái.
Hai nửa khuôn mặt của ông McElligott khác biệt hoàn toàn. Bên trái bị lão hoá, chảy sệ, nhăn nheo do bị tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời |
Hậu quả, nửa mặt trái của ông McElligott bị lão hoá, nhăn nheo, chảy sệ gấp nhiều lần bên còn lại.
Bản thân ông McElligott không hề chú ý đến sự thay đổi của khuôn mặt trong suốt 15 năm, nhưng sau đó ông đã thảng thốt nhìn lại mình trong gương sau khi đứa cháu bất chợt hỏi về các nếp nhăn trên mặt.
Khi ông đi khám da liễu, các bác sĩ cũng sốc. Ca lâm sàng của ông sau đó đã được công bố trên tạp chí y học nổi tiếng New England như một minh chứng điển hình về tình trạng lão hoá da do tiếp xúc với tia UV (tia cực tím) kéo dài. Đồng thời đây cũng là lời cảnh tỉnh với tất cả mọi người để có những hành động tự bảo vệ mình.
Gill Nattall, Giám đốc điều hành tổ chức hỗ trợ các bệnh nhân ung thư da Factor 50 cho biết, cô cũng có trong tay nhiều hình ảnh sống động về tác hại của ánh nắng, so sánh từ các cặp song sinh giống hệt nhau, 1 người làm việc trong văn phòng, người còn lại làm việc ngoài trời. Kết quả đối chiếu khiến tất thảy đều bất ngờ về sự khác biệt, nhóm làm việc ngoài trời có nhiều nếp nhăn hơn hẳn.
Tia UV là loại tia vô hình, gồm 3 loại tia là UVA, UVB và UVC. Tron đó, tia UVC có khả năng gây ung thư cao nhất nhưng bị tầng ozone hấp thụ và phản xạ nên không đến được mặt đất. Tuy nhiên hiện tại có nhiều nơi, tầng ozone bị thủng hoặc mỏng thì nguy cơ từ UVC là rất lớn. 99% các loại kem chống nắng không có tác dụng chống UVC.
Tia UVB, chiếm 5%, tác động vào lớp biểu bì (lớp da ngoài cùng), là tác nhân chính gây cháy nắng, đen da, bỏng rát và có thể dẫn đến ung thư da. UVB có cường độ cao nhất từ 10h đến 14h trong ngày, và mạnh nhất vào mùa hè. UVB không xuyên qua được kính nhưng có thể phản xạ qua kính và mặt nước.
Tia UVA (chiếm 95% bức xạ tia cực tím) xuất hiện quanh năm, là loại tia yếu hơn tia UVB nhưng có thể đi sâu vào trong da, xuyên qua nhiều loại kính và quần áo, gây phá huỷ collagen dưới da, là thủ phạm gây lão hoá da, thường gây nám, vết nhăn, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ung thư da.
Các nghiên cứu trong nhiều năm để chỉ rõ, nếu kính thường dày 4mm, chỉ có thể ngăn được 25% tia UVA, nếu kính dày trên 1cm, chặn được 50% tia UVA. Nếu là kính cường lực, có thể chống được tia UVA.
Để giảm tác động của ánh nắng mặt trời đến cơ thể, cách đơn giản nhất là mặc quần áo dày, che chắn cẩn thận với găng tay, mũ rộng vành, khẩu trang khi ra đường.
Đặc biệt, phải tuân thủ bôi kem chống nắng khi ra đường có chỉ số SPF từ 15 trở lên, sau mỗi 2 tiếng, kể cả trong ngày có nhiều mây hoặc sau khi bơi xong.
Mặc dù số SPF càng cao thì càng bảo vệ được người sử dụng, nhưng rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa những chỉ số này là rất nhỏ: SPF 15 ngăn chặn được khoảng 92% tia UVB trong khi SPF 50, đắt hơn nhiều, cũng chỉ ngăn chặn được khoảng 98% tia UVB. Hoặc SPF 30 nhưng nếu không bôi đủ lượng thì khả năng chống nắng cũng chỉ giống như kem chống nắng SPF 10.
Đáng lưu ý, ngoài chỉ số SPF, mọi người cần chú ý đến chỉ số PA hoặc UVA/UVB, UVA1, UVA2 trên kem chống nắng. Đây là những chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của sản phẩm.
Với ký hiệu PA, dấu + phía sau càng nhiều thì khả năng chặn được tia UVA càng cao: PA+: Có khả năng chống tia UVA, ở mức 40 – 50%; PA++: Chống UVA tương đối tốt, ở mức 60 – 70%; PA+++: Chống tia UVA tốt, lên đến 90%; PA++++: Chống tia UVA rất tốt, lên đến hơn 95%.
Minh Anh(Theo The Guardian)
Hà Nội: Cụ ông đang ăn cơm, đột ngột tử vong ngoài đường do nắng nóng
- Dưới cái nắng gần 60 độ ngoài đường, cụ ông khoảng 70 tuổi đang ăn dở bữa cơm, đột ngột bất tỉnh rồi tử vong.
Nguồn Bài Viết: vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/lam-dep/hay-nhin-khuon-mat-nay-de-tranh-xa-tac-nhan-hang-ti-nguoi-tiep-xuc-hang-ngay-533673.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét