Ông T.Q.C. (43 tuổi, ngụ ở Quận 8, TP.HCM) nhập viện với triệu chứng sốt cao, mệt nhiều, khó thở khi nằm, phù toàn thân, vô niệu. Đặc biệt, ông tăng đến 15kg chỉ trong vòng 5 ngày.
Bệnh nhân trước đó đã được điều trị nội trú tại một bệnh viện khác tại TP.HCM nhưng tình trạng không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn.
Bệnh nhân T.Q.C.
Tăng 15kg trong 5 ngày, phải chạy thận nhân tạo dài hạn vì suy thận cấp
Sau khi tổng hợp bệnh sử và thực hiện các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu, thiếu máu nặng dọa phù phổi cấp, suy thận cấp nặng trên nền suy thận mãn giai đoạn 4-5.
Tiến hành làm các cận lâm sàng, bệnh nhân được xác định có tăng huyết áp, béo phì và tiểu đường tuýp 2.
Vì không còn đáp ứng với điều trị nội khoa, bệnh nhân được chỉ định chạy thận nhân tạo song song truyền máu, dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng, kiểm soát sát huyết áp và đường huyết kết hợp lợi tiểu quai liều cao.
Bệnh nhân trải qua 2 tuần chạy thận nhân tạo kết hợp với điều trị nội khoa tích cực, tình trạng nhiễm trùng ổn định nhưng chức năng thận hồi phục ít.
Kíp điều trị đã tiến hành phẫu thuật làm rò động tĩnh mạch và đặt một catheter dưới da cho ông C.
Sau khi siêu âm đánh giá kỹ lưỡng tình trạng mạch máu chi trên, kíp điều trị đã tiến hành phẫu thuật làm rò động tĩnh mạch và đặt một catheter dưới da để chạy thận nhân tạo lâu dài.
Sau 3 tuần điều trị, tình trạng sức khoẻ bệnh nhân hồi phục gần hoàn toàn, ăn ngủ tốt.
Các bác sĩ cho biết, suy thận cấp là hội chứng gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân ngoài thận hoặc tại thận, thường là hậu quả, biến chứng của nhiều bệnh cấp tính như viêm tụy cấp nặng, ngộ độc cấp hoặc bệnh cảnh suy đa tạng.
Với trường hợp của nam bệnh nhân, tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây biến chứng suy thận.
Vợ ông C. vui vẻ khi chồng đã khỏe lại.
"Bệnh nhân tiểu đường nặng không kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến suy thận mãn. Người bị suy thận cần tuân thủ uống thuốc đều đặn, thăm khám định kỳ và chế độ ăn uống phù hợp" - bác sĩ phân tích.
Theo các bác sĩ, tiểu đường có nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do thói quen ăn uống và lối sống thiếu khoa học.
Một số thói quen ăn uống có thể gây bệnh tiểu đường như:
- Bỏ qua bữa sáng gây hạ đường huyết;
- Ăn quá nhiều chất béo xấu, thức ăn nhanh làm giảm đề kháng insulin;
- Ăn quá nhiều thịt đỏ (protein);
- Ăn quá nhiều tinh bột nhưng lại ít rau củ quả;
- Ăn quá nhiều;
- Ăn tối gần với giờ ngủ...
Hạn chế dùng các thực phẩm này nếu không muốn suy thận
Suy thận cấp làm suy sụp hoặc mất chức năng tạm thời, cấp tính của cả hai thận do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận.
Bệnh làm tăng kali máu, phù phổi, xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra còn có thể gây một số biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Suy thận cấp có tỉ lệ tử vong cao, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức khả năng hồi phục rất cao. Dù vậy, bệnh nhân thường đến viện khi tình trạng đã nặng, chức năng thận suy giảm rất nhiều.
Một trong những nguyên nhân gây suy thận mạn tính xuất phát từ lối sống ăn uống không lành mạnh, lạm dụng thuốc, chất kích thích.
Cụ thể, uống rượu bia có thể gây hại cho gan và thận vì các độc tố như acid acetic, aldehyd, methanol. Một khi ngộ độc bia rượu có thể gây hoại tử ống thận cấp, suy thận khiến bệnh nhân vô niệu.
Uống nước ngọt có gas khiến hàm lượng protein trong nước tiểu bệnh nhân tăng cao, lâu dần gây tiểu đường, dẫn đến suy thận.
Bệnh nhân suy thận vì lạm dụng thuốc và thói quen ăn uống sai lầm để giảm cân.
Uống nhiều bia, rượu có thể khiến cơ thể lắng đọng axit uric gây tắc nghẽn ống thận làm tăng nguy cơ suy thận.
Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp khiến thận phải tăng công suất hoạt động để điều chỉnh, lâu dần làm chức năng thận ảnh hưởng.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc giảm đau, mỹ phẩm làm sáng da, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn... cũng là những con đường gây hại cho thận về lâu dài.
Nguồn Bài Viết: afamily.vn/nguoi-dan-ong-tang-15kg-trong-15-ngay-ton-thuong-than-suyt-chet-an-uong-kieu-nay-truoc-sau-gi-cung-suy-than-20190514111445577.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét